Em như được sống trong những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Càng trong gian khổ, hy sinh, quân và dân Củ Chi càng thể hiện rõ phẩm chất cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tự hào về truyền thống quê hương, đất nước, em tự nhủ phải học tập, rèn luyện tốt để cống hiến sức trẻ, nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với các thế hệ cha anh".

leftcenterrightdel
Học sinh tham quan Khu tưởng niệm Vườn cau đỏ, TP Hồ Chí Minh. 

Tâm sự của Huyền Trang cũng là chia sẻ của nhiều học sinh, thanh niên khi đến tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Thành phố có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, trong đó, không ít di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Hoạt động tham quan di tích lịch sử văn hóa là một trong những hình thức giáo dục truyền thống phong phú, đa dạng được Thành đoàn thành phố triển khai sâu rộng trong các tổ chức đoàn trực thuộc. 

Theo đó, các tổ chức đoàn, nhất là ở trường học, cơ sở giáo dục đều có kế hoạch học tập ngoại khóa tại các di tích lịch sử văn hóa vào dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm và Tháng Thanh niên... Đây là hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống trực quan, sinh động cho tuổi trẻ. Theo đại diện Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là việc cần thiết, quan trọng. Để giáo dục truyền thống hấp dẫn, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, nội dung, hình thức giáo dục cần đổi mới, linh hoạt, đa dạng gắn với các hoạt động phát triển trí tuệ, kiến thức, rèn luyện sức khỏe, khám phá cái mới của thanh niên, học sinh.

Bên cạnh hoạt động tham quan di tích, các tổ chức đoàn còn phối hợp với các ban, ngành tổ chức giao lưu với Anh hùng LLVT nhân dân, nhân chứng lịch sử và tổ chức tọa đàm, trao đổi, thi tìm hiểu, trưng bày tư liệu lịch sử theo chuyên đề; liên hoan ca khúc cách mạng, tổ chức sân chơi văn hóa tái hiện lịch sử, trải nghiệm thực tiễn, tham quan, tuyên truyền qua mạng xã hội... gắn với thực hiện tốt các hoạt động xung kích, tình nguyện và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; thăm, tặng quà gia chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Thông qua đó, thanh niên, học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thêm trân trọng truyền thống và có cái nhìn toàn diện về lịch sử, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; đồng thời có phương pháp tiếp cận, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử văn hóa của địa phương bằng hành động và việc làm cụ thể.

Bài và ảnh: DUY NGUYỄN